Content ID là gì? Cẩm nang Content ID kiếm tiền trên Youtube


Hiểu về Content ID – hệ thống nhận diện, bảo vệ bản quyền video trực tuyến tiên tiến từ Youtube.

Cẩm nang content id - bản quyền video kiếm tiền youtube

Nếu bạn đang kiếm tiền Youtube thì khái niệm #ContentID là một khái niệm nên được biết đến, dù cho bạn có là người tự tạo ra nội dung của riêng mình, hay kể cả bạn đang là người kiếm tiền bằng cách reup video đi chăng nữa. Tại sao lại như vậy, cùng tìm hiểu qua bài viết của Khiêm Vũ dưới đây.


Content ID là gì?


Hiểu đơn giản, đây là một hệ thống nhận diện một cách tự động từ Youtube, dựa trên những dữ liệu về video/audio, hoặc có thể là cả hình ảnh nữa, do người chủ sở hữu tải lên, gọi là “reference material”. Youtube sẽ sử dụng các “bản đối chiếu” này, để so sánh với các video khác được tải lên trên hệ thống của mình, nhằm tìm ra xem chúng có khớp với nhau không. Nếu có, tùy vào chính sách do người sở hữu đã áp đặt lên sản phẩm của mình, mà youtube sẽ thông báo đến người bị “dính” – Match Content ID.


Theo tìm hiểu của mình, thì hệ thống nhận diện bản quyền nội dung này được giới thiệu từ khá sớm, lần đầu khoảng tháng 06/2007, nhằm chống lại những tranh cãi về bản quyền diễn ra trên trang web này, sau một thời gian hoạt động. Công cụ này ban đầu bao gồm các công cụ nhỏ hơn được giới thiệu là Audio ID, Video ID,... nhưng ngày nay chúng ta chỉ biết đến với một tên gọi duy nhất là Content ID mà thôi. Cũng cần nói thêm, sở dĩ Google cần đưa ra công cụ này, vì họ gặp nhiều than phiền từ các công ty ghi âm, khi sản phẩm của họ bị phát tán trên Youtube, cho nên Audio Indentify được công bố trước tiên, đến tháng 10 cùng năm thì Video Indentify được giới thiệu.

Content ID hoạt động như thế nào?



Nguyên tắc hoạt động của Content ID theo một nguyên lý đơn giản là đối chiếu từng-cái-một. Đó là một cách nói đơn giản, nhưng quy trình thực sự phức tạp hơn nhiều, mà chúng ta, không thể biết được. Nhưng về cơ bản, nó sẽ có các bước như dưới đây.


Chủ sở hữu bản quyền tải lên các file video lên trên kênh của mình, các file này được gọi tên là refrence file, hay tạm dịch là tập tin đối chiếu. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu của người tạo nội dung đã được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của Youtube, khi đó, trang web chia sẻ video này sẽ tự tạo ra một dấu vân tay (fingerprint) cho các file nội dung này, sử dụng cho việc nhận diện, đối chiếu sau này. Các file này không nhất thiết phải để công khai, mà có thể để private cũng được. Đó là lý do mà bạn thấy không có video giải Ngoại hạng Anh chính thức nào trên Youtube, nhưng vẫn dính bản quyền nếu bạn upload lên. Hay như bài hát “Chắc ai đó sẽ về” lại có thể dính thông báo trùng khớp Audio.


Nguyên tắc hoạt động Content IDKể từ đây, Content ID bắt đầu hoạt động với những gì mà chủ sở hữu đã xác lập. Hệ thống sẽ tự động quét (scan) các video đã có trên YT để tìm xem nó có trùng khớp hay không, thứ tự lần lượt sẽ là từ hiện tại, dần về quá khứ. Cho nên những video càng cũ thì càng lâu thấy bị báo trùng khớp.


Mỗi khi có người dùng tải lên các video mới, nó sẽ được đối chiếu với hệ cơ sở dữ liệu về Content ID của Youtube, và nếu nó không bị trùng khớp, bạn có thể xuất bản video bình thường, ngược lại, bạn có thể bị dính “claim” bản quyền, và khi đó, tùy vào chính sách (Match Policy) từ người sở hữu, mà mỗi video được áp dụng “cách đối xử” riêng.

 
How Content ID works
Cách hoạt động của Content ID. Mượn ảnh của Rai Kang ^^

Có thể thấy, đây là một hệ thống cực kỳ đồ sộ đến từ công ty thuộc sở hữu của Google, nhưng vô cùng thông minh vì khả năng nhận diện của nó khá tốt, và nhanh nhạy. Tuy vậy, vào năm 2011, đã từng có những lời than phiền từ các gamer vì các video game play của họ bị bắt bản quyền.


 

Hiểu thêm về Match Policy


Như mình đã đề cập ở trên, mỗi người sở hữu nội dung sau khi upload file đối chiếu lên, sẽ áp dụng cho nó chính sách áp dụng riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu của mình.

Match Policy có 4 dạng chính:

  • Tắt tiếng (MUTE) âm thanh khớp với nhạc của họ
  • Chặn (BLOCK) toàn bộ video hiển thị
  • Kiếm tiền (MONETIZE) từ video bằng cách chặn quảng cáo trên đó
  • Theo dõi (TRACK) số liệu thống kê lượt xem video

Ngoài ra, có một số tùy chọn mở rộng như chặn ở một số quốc gia nào đó, kiếm tiền ở một số quốc gia,...

Do Policy đa dạng như vậy, nên người chủ sở hữu Content ID cũng cần nắm rất rõ về nguyên tắc bản quyền để áp dụng cho đúng. Trong luật của Youtube, có đề cập đến những dạng video/âm thanh thuộc vào dạng quá chung chung, hoặc thuộc public domain, hoặc theo luật Fair Use,... thì match policy có thể bị xem xét, và không tính là bản quyền. Nói chung, khá phức tạp, bởi vậy mà mình nhận định đây là một phần cực khoai, khi bạn cần học về Youtube Certified. Và cũng bởi nó, mà nhiều mẫu thư Kháng cáo bản quyền mà chúng ta thấy trên mạng thường dựa theo những sườn như đã đề cập ở trên.
Content ID database 

Thực tế, rất nhiều người chủ sở hữu đã áp dụng chính sách Monetize on video. Họ cho phép bạn đăng tải lại video của họ, và hiển thị quảng cáo trên những video đó, tiền thu được từ quảng cáo, tất nhiên sẽ do họ hưởng. Và nhiều người làm giàu bằng cách này, chứ không phải bằng kênh Youtube chính của họ (hoặc có kiếm tiền từ kênh chính thức, nhưng từ video đăng tải lại cũng kha khá). Youtube đã từng đem lại cho các đối tác sở hữu nội dung 1 tỷ dollar dựa trên hệ thống Content ID.


Nếu tôi bị Match ID thì sao?



Khi đó, nặng nhất, nếu rơi vào trường hợp bị áp dụng Block Worldwide, bạn sẽ bị dính 1 “gậy” (copyright strike) từ Youtube, mỗi gậy này hết hạn sau 1 tháng. Nếu bị dính quá 3 gậy, tài khoản của bạn sẽ bị tắt kiếm tiền.


Các trường hợp khác, video của bạn có thể vẫn được hiển thị bình thường, và áp dụng theo những điều kiện đi kèm của match policy tương ứng.

Có kháng cáo được không?


Có, nếu bạn cảm thấy đang bị lạm dụng bản quyền, và tin rằng video của mình không mắc bản quyền. Đối với những chủ sở hữu Content ID, nếu có dấu hiệu lạm dụng, và nhiều lần đưa ra khái niệm không đúng, họ có thể bị tắt Content ID, và chấm dứt quyền đối tác.


Tuy vậy, nếu bạn kháng cáo bừa, nhà sở hữu nội dung sẽ có thể áp chế, và cho bạn 01 copyright strike, đẩy tài khoản của bạn vào trạng thái xấu (bad standing). Và hầu như, khả năng “chống lại tổ chức” của bạn là khá thấp, cuộc sống vốn dĩ không công bằng,...
video contains content from fa blocked copyright


Tuyệt! Tôi muốn đăng ký Content ID?



Hey, chậm lại chút bồ tèo. Mình xin nói rõ là không phải ai, hay nội dung nào cũng có thể đăng ký được.

Dưới đây là những nội dung không được chấp nhận:

  • mashups, “best of”s, compilations, and remixes of other works
  • video gameplay, software visuals, trailers
  • unlicensed music and video
  • music or video that was licensed, but without exclusivity
  • recordings of performances (including concerts, events, speeches, shows)

Có vài thuật ngữ dịch ra hơi khó, nên bạn có thể dùng google để tìm hiểu thêm, nhưng mình có thể điểm qua, là các dạng nội dung kiểu pha trộn lại nhạc từ nhiều bài nhạc, tổng hợp, remix, video hay nhất của ai ai đó, video chơi game, hướng dẫn sử dụng phần mềm, trailer,...


Ngoài ra, theo Rai Kang thì để sở hữu Content ID, thì bạn phải là 1 công ty chuyên sản xuất content. Chứng minh được thu nhập và thất thoát từ việc reup không bản quyền của người khác.

Khá khó phải không nào.


Tuy vậy, nếu video của bạn không bị dính các trường hợp trên, và không muốn trải qua các thủ tục giấy tờ lằng nhằng, mà vẫn muốn sở hữu Content ID, thì có thể liên hệ với mình để tham gia vào METUB network, hoặc Yeah1 Network. Đảm bảo, nếu bạn có nội dung tự tạo, bạn sẽ  được sở hữu Content ID cho riêng mình.


Tổng kết


Như vậy, mình đã giới thiệu cho bạn một cách khá cơ bản, và cố gắng đem đến nhiều nhất lượng thông tin cho bạn về Content ID của Youtube. Hy vọng bạn có được cái nhìn rõ ràng, và áp dụng vào công việc kiếm tiền trên Youtube của mình một cách tốt nhất.

No comments:

Powered by Blogger.