Chặn quảng cáo trong Adsense có giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn?

Liệu bạn có kiếm được nhiều tiền từ YouTube hơn chỉ với hành động đơn giản là click chặn các quảng cáo giá thấp trong Google Adsense?


Hi các bạn,
Sau rất lâu không viết blog, và đúng thời điểm kiếm tiền YouTube có vẻ đang khủng hoảng, cộng với tình hình "Gà" toi liên miên, hôm nay mình viết bài nêu quan điểm về vấn đề chặn quảng cáo trong Google Adsense có thực sự giúp nâng cao CPC hay tăng tiền cho bạn được hay không.

Nhắc lại một chút, cách đây một thời gian ngắn, có rộ lên một vài chia sẻ về hướng dẫn chặn quảng cáo trong Adsense, cách làm như thế nào, các bạn có thể sử dụng Google để tìm hiểu thêm nha. Nhưng đặt ngược lại vấn đề, liệu ai cũng thi nhau đi chặn như vậy, với mong muốn có được nhiều tiền hơn thì chắc dân chơi Adsense toàn đại gia cỡ bự ^^ Sau đó thì mình có post cái stt này, nêu quan điểm, tính viết bài ngay khi đó, mà lười đến tận bây giờ.

Ok, lan man đủ rồi, giờ là nội dung chính của bài viết đề cập đến những luận điểm để đến kết luận cho câu hỏi tiêu đề là bạn có kiếm thêm nhiều tiền hơn, hay nâng cao chỉ số CPC với vài bước như vậy không

1. Thấy ghét nên chặn thôi?

Một vài bạn nói rằng vì tôi không muốn những cái quảng cáo này hiển thị, nên tôi chặn nó, chắc không vấn đề gì đâu. Và tất nhiên, là Google Adsense cũng hiểu được vấn đề này, cho nên họ khuyến nghị mọi người chỉ nên chặn quảng cáo khi bạn vướng vào một trong 3 trường hợp dưới đây
  • Chặn quảng cáo hiển thị từ đối thủ kinh doanh của bạn
  • Chặn các quảng cáo thuộc các danh mục bị cấm, hoặc không phù hợp, ví dụ bạn không muốn quảng cáo về Ba Con Sâu hiển thị chẳng hạn, thì bạn chọn nó, hoặc nếu ở Mỹ, bạn là người theo phe Dân Chủ, bạn không muốn quảng cáo của phe Cộng Hòa xuất hiện, ok chặn!
  • Chặn các quảng từ chương trình khuyến mại của đối tác. Kiểu như trong video của bạn đã ký kết quảng cáo sẵn cho Dầu ăn Tường An rồi, mà Tường An thì cũng chạy Adwords nữa, thì bạn ngăn các quảng cáo Tường An trên video của mình, vì nó thực sự không cần thiết.
Đó, chỉ trong 3 trường hợp đó thì bạn hãy nên cân nhắc chặn quảng cáo trong Google Adsense, nếu ngoại lệ thì không nên chặn làm gì. Vì bạn biết rằng, hiệu suất quảng cáo có liên quan đến CPM, CTR nữa, nên nếu quảng cáo trên website/video của bạn có lượt hiển thị thấp, thì có thể vô hình chung web hay video của bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn đó.

2. Block quảng cáo KHÔNG đem lại CPC cao hơn, hay kiếm nhiều tiền hơn

Cái này cũng có sẵn trong tài liệu chính thức của Google luôn.
Bạn nên nhứ rằng, Google đã có một report nói rằng các quảng cáo được hiển thị là các quảng cáo được tối ưu, và được "đấu giá" (bid) tốt nhất. Tức là khi nó nhà quảng cáo đc chấp nhận, thì quảng cáo đó đã được lựa bởi GG rồi.
Thêm vào nữa, về vấn đề CPC cao hay thấp, hay tiền được nhiều, thì nó còn phụ thuộc vào mấy yếu tố hiển thị quảng cáo dưới đây:
    Google Adsense Ads Targeting
  • Quảng cáo hiển thị theo ngữ cảnh: Tức là tùy thuộc vào nội dung video của bạn, mà GG hiển thị quảng cáo cho khớp (tức là theo tiêu đề, mô tả, tags,...). Nếu bạn băn khoăn tối ưu mấy cái đó, có thể đọc lại các bài trong mục tối ưu chuẩn seo youtube của mình, hay bài thuyết trình về cách tối ưu metadata cho youtube
  • Theo sở thích của người xem: Tức là người xem đang muốn tậu con xe mới, dựa vào cookies thì Google có thể theo dõi, và cân nhắc hiển thị phù hợp
  • Theo ngôn ngữ: Tất nhiên người Việt xem video thì quảng cáo tiếng Việt phải được ưu tiên xuất hiện rồi
  • Ngoài ra, quảng cáo còn phải tùy thuộc theo mùa quảng cáo nữa, hay theo mục tiêu chuyển đổi nữa. Ví dụ, vào dịp cuối năm này, bạn sẽ có cơ hội được thấy các quảng cáo liên quan đến mùa cưới hơn... Có các quảng cáo khi khách hàng bấm vào mua hàng, hoặc điền thông tin, thì giá trị quảng cáo có thể cao hơn các quảng cáo thông thường khác bạn nhé.

Nói có sách, mách có chứng, bạn có thể tìm đọc tại đây để hiểu rõ hơn nhé :) Ngoài ra, yếu tố theo mùa quảng cáo, bạn có thể tìm lại Google Partner Calendar theo từng năm, trong đó liệt kê rất rõ về mùa nào hay có quảng cáo nào đó :)

Tóm lại, việc chặn quảng cáo chưa chắc đã đem lại CPC cao hơn cho bạn đâu, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan trên kia nữa cơ. Và do vậy, bạn cũng không kiếm tiền được nhiều hơn đâu...

3. Chặn đi vài ông quảng cáo bid thấp, chắc là nhiều tiền hơn đó

Cái này cũng sai luôn nhé. Như cái phần 1 mình đã nói ấy, quảng cáo hiển thị được là quảng cáo có giá đấu thầu cao nhất, cũng như được tối ưu điểm tốt nhất. Cho nên một nhà quảng cáo bid cái quảng cáo này thấp được, nhưng cái khác chưa chắc họ đã bid thấp được. Do vậy, chặn một nhà quảng cáo, đồng nghĩa với việc bạn đang tự tay bóp d, à quên bóp chặt lại cơ hội cho các quảng cáo xuất hiện trên video của mình. Tức cũng đồng nghĩa, chưa chắc tiền của bạn kiếm được sẽ nhiều hơn so với trước.

Một lần nữa, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, thì link này là bài viết chính thức của Adsense team nói về vấn đề này, bạn có thể click vào đọc.

3+ Thảo luận của các anh Tây

Thực ra là quá trình viết bài thì mình cũng đã tìm đọc các tài liệu xung quanh, và trong đó có bắt gặp thảo luận trên một diễn đàn webmaster của nước ngoài cũng về vấn đề chặn quảng cáo Adsense có giúp tăng tiền hay không. Mình chụp lại cho các bạn đọc tham khảo thêm :) Nội dung đại loại là anh ta cũng đã từng thử chặn (cho website của mình) sau đó thấy rằng CTR giảm, thu nhập thì cũng không tăng. Sau đó thì đã mở lại bình thường, và nói rằng việc chặn là không có căn cứ!

Blocking ads on Google Adsense get high revenue discuss

4. Tạm kết


Như bạn đã thấy qua các luận điểm trên của mình, thì mình có thể tạm kết luận lại là các thông tin, bài post chia sẻ về việc chặn quảng cáo trong Google Adsense giúp tăng tiền kiếm được từ website hay video YouTube lên có vẻ là một việc rất hư cấu.
Tất nhiên, có thể mình cũng không dám khẳng định mình nói đúng, nên nếu bạn có đóng góp bổ sung gì, mình rất mong nhận được các comment của bạn góp ý nhé ^^
Nếu bạn đã đọc đến đây, thấy hay thì click like, và sặp cờ rai, à quên, share bài viết giúp mình như một cách khích lệ người viết nhé :D

Img Source: J.S.B
unsplash-logoOlu Eletu

No comments:

Powered by Blogger.